Tin mới
VQC thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
picture VQC thông báo thay đổi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC công bố Báo cáo thường niên...
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ...
VQC công bố Báo cáo tài chính năm...
Thông tin cần biết
Thời tiết Vàng Tỉ giá
Cổng thông tin Quacontrol
Văn phòng điện tử
Thứ 3, Ngày 1 tháng 11 năm 2011   

(15:57:42 Ngày 01/11/2011)
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày truyền thống công nhân mỏ - truyền thống ngành Than (12/11/1936 - 12/11/2011), Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số lĩnh vực hoạt động của ngành Than - Khoáng sản.

PV: Thưa Thứ trưởng, cán bộ, công nhân ngành Than có truyền thống cách mạng cả trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như thời kỳ xây dựng đất nước. Thứ trưởng có nhận xét thế nào về chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân ngành Than thời kỳ CNH, HĐH đất nước (bao gồm cả các mặt mạnh và yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý các cấp)?

Thứ trưởng Lê Dương Quang: Đánh giá một cách tổng quát, tôi thấy chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân ngành Than về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ giai đoạn đẩy nhanh CNH, HĐH. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý từ Tập đoàn đến đơn vị SX nhìn chung đều được đào tạo bài bản, có chí tiến thủ, được thử thách qua thực tế, nắm bắt các vấn đề cơ bản của Tập đoàn, của đơn vị mình tương đối chắc, có trình độ khá đồng đều, thích nghi nhanh với yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Đối với đội ngũ công nhân trực tiếp SX thì anh chị em hầu hết đều ý thức được trách nhiệm của mình, giữ vững và phát huy truyền thống “Thợ mỏ anh hùng”, làm việc cần cù, chịu đựng vất vả, gian khổ, gắn bó với nghề nghiệp và cũng đều được đào tạo về ngành nghề dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ thì chất lượng cán bộ, công nhân còn cần phải tiếp tục được cải thiện, nâng cao, trước hết trong những lĩnh vực như làm chủ công nghệ mới, quản lý đầu tư, kỹ năng quản trị rủi ro, quản trị chi phí, quản trị chất lượng, năng lực độc lập ra quyết định, nhất là khi phải ứng phó với tình huống bất lợi v.v… Lãnh đạo Tập đoàn nhận thức rất rõ chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố sống còn đối với sự phát triển của Tập đoàn và đã có kế hoạch, giải pháp cụ thể - cả dài hạn và ngắn hạn, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân, đáp ứng yêu cầu mới.

PV: Nhân kỷ niệm lần thứ 75 ngày truyền thống công nhân mỏ - truyền thống ngành Than, xin Thứ trưởng đánh giá một cách khái quát về những đóng góp, vai trò và vị trí của ngành Than đối với nền kinh tế đất nước.
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Về vai trò và vị trí của ngành Than trong nền kinh tế nước ta, có thể nói rằng đây là một trong những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu, có vai trò không thể thay thế được trong sự nghiệp CNH, HĐH. Trước hết, ngành Than là một trong 3 trụ cột về năng lượng của đất nước. Nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế-xã hội ngày càng tăng, trong khi nguồn tài nguyên thuỷ điện, dầu khí của nước ta có hạn, các dạng năng lượng mới chưa thể thay thế năng lượng truyền thống trong tương lai gần, vì vậy, than chắc chắn sẽ trở thành nhân tố chính đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước trong nhiều năm nữa. Tiếp đó, than là nguyên liệu đầu vào của một loạt ngành CN quan trọng khác, như xi măng, hoá chất-phân bón, luyện kim...- đều là những ngành không thể thiếu trên bước đường CNH, HĐH. 

Nói về đóng góp của Ngành cho đất nước thì theo tôi, trước hết phải nói đến việc ngành Than chính là cái nôi của giai cấp công nhân VN, là nơi đào tạo, rèn luyện, thử thách, trưởng thành của nhiều thế hệ cán bộ, chuyên gia, nhà quản lý của đất nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, trong đó không ít đồng chí là cán bộ cao cấp, đã hoặc đang giữ những trọng trách lớn của Đảng và Nhà nước. Ngành Than có quyền tự hào về điều đó. Trong xây dựng kinh tế, suốt từ ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc đến nay, ngành Than chưa bao giờ để thiếu than cho đất nước, kể cả trong những năm tháng chiến tranh ác liệt hay những năm tháng hết sức khó khăn của thời kỳ đầu chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường. Những năm tới, khi nhu cầu than tăng nhanh, ngành Than lại được giao thêm trọng trách làm đầu mối nhập khẩu than và hiện ngành đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị để làm tốt nhiệm vụ đó. Ngoài ra, ở mọi địa bàn mà ngành Than đang hoạt động, cán bộ, công nhân, người lao động trong Ngành đều phát huy tốt truyền thống vẻ vang của Ngành, góp phần trực tiếp tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần to lớn cho đất nước, có những đóng góp lớn lao đối với địa phương, xã hội.

PV: Thưa Thứ trưởng, yêu cầu cấp bách hiện nay là, các Tập đoàn kinh tế cần phải đổi mới về nhiều mặt để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh và trở thành trụ cột kinh tế của đất nước. Vậy theo Thứ trưởng, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sẽ phải có định hướng chính và những giải pháp cơ bản gì để thực hiện được mục tiêu này trong thời gian tới?

Thứ trưởng Lê Dương Quang: Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam có thuận lợi rất lớn là có bề dày truyền thống vẻ vang của thợ mỏ vùng than, được Đảng và nhân dân tin tưởng giao quản lý và khai thác một nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, có truyền thống đoàn kết vượt khó và Tập đoàn đang trên đà tiến vững chắc. Tuy nhiên, tài nguyên than-khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo, là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đòi hỏi phải được quản lý, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Để đảm nhiệm được những trọng trách mà đất nước giao cho, giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế và tiến tới trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh của khu vực trong vòng 15-20 năm tới, theo tôi, Tập đoàn sẽ phải tập trung nguồn lực và trí tuệ cho các việc sau: 

- Nâng cao năng lực quản trị và đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công. Tập đoàn cần phải xây dựng được một chiến lược dài hạn về con người, với các mục tiêu, giải pháp, bước đi hết sức cụ thể nhằm tạo dựng được một hệ thống quản trị mạnh, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ, có tay nghề cao, đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. 

- Tiếp tục đẩy mạnh và đầu tư xứng đáng cho công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng KHCN trong hoạt động SX-KD của Tập đoàn, tập trung trước hết vào các mục tiêu: nâng cao năng suất lao động đi đôi với tiết kiệm chi phí và SX an toàn, giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao giá trị và đa dạng hoá lĩnh vực sử dụng thông qua chế biến sâu tài nguyên, giữ gìn môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững. 

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sắp xếp lại sản xuất theo hướng tạo môi trường, điều kiện cho các đơn vị thành viên phát huy tối đa tính chủ động, năng động, sáng tạo; đồng thời tạo được mối liên hệ chặt chẽ, gắn kết hữu cơ giữa các thành viên, vì mục tiêu phát triển chung của cả Tập đoàn. 

- Tập trung xứ lý có hiệu quả những vấn đề cấp bách trong SX như quản lý tài nguyên; giữ gìn, phục hồi và cải tạo môi trường; an toàn lao động; đẩy mạnh công tác thăm dò, XDCB mỏ; đẩy nhanh công tác nghiên cứu thử nghiệm các công nghệ mới (khí hoá than, cơ giới hoá đào lò và khai thác, tuyển than...). 

- Phát huy dân chủ thực sự trong nội bộ các đơn vị của Tập đoàn; thường xuyên chăm lo cải thiện đời sông vật chất và văn hoá-tinh thần cho người lao động. 

Ngoài ra, là một Tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành, TKV có quyền và cũng không nên bỏ qua các lĩnh vực kinh doanh sinh lời khác, song phải trên nguyên tắc lấy than-khoáng sản làm nền tảng, các hoạt động kinh doanh khác cần phải hướng tới mục đích hỗ trợ cho than-khoáng sản, nâng cao giá trị của than - khoáng sản. 

Theo Tạp chí công nghiệp