Tin mới
VQC thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
picture VQC thông báo thay đổi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC công bố Báo cáo thường niên...
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ...
VQC công bố Báo cáo tài chính năm...
Thông tin cần biết
Thời tiết Vàng Tỉ giá
Cổng thông tin Quacontrol
Văn phòng điện tử
Thứ 6, Ngày 16 tháng 9 năm 2011   

Hoạt động khai thác than những năm qua đã gây ra những tác động không nhỏ đối với môi trường ở một số nơi trên địa bàn Quảng Ninh. Việc sử dụng đất cho bãi thải và xây dựng các công trình đã buộc một bộ phận dân cư phải di dời chỗ ở, môi trường sống bị ảnh hưởng bởi độ bụi, tiếng ồn vượt mức cho phép; môi trường sinh thái bị mất cân bằng, cảnh quan bị tác động, tình trạng ngập úng cục bộ, xói lở đất; hồ, đập, sông suối bị bồi lấp... Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cùng các cơ quan chức năng của tỉnh đã có nhiều cuộc làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đồng thời ban hành các quyết định, kế hoạch chỉ đạo, tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra nhằm khắc phục từng bước những tồn tại trên.

Hệ thống xử lý nước thải mỏ của Công ty CP Than Cọc Sáu đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.	     Ảnh: Võ Cường (CTV)
Hệ thống xử lý nước thải mỏ của Công ty CP Than Cọc Sáu đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Ảnh: Võ Cường (CTV)

Đến nay Vinacomin đã có nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do sản xuất, chế biến và tiêu thụ than trên địa bàn tỉnh, hiện Tập đoàn đầu tư khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Trong đó khoảng 60-70% dành cho các dự án sử dụng nguồn Quỹ Môi trường tập trung, phần còn lại sử dụng cho các công việc bảo vệ thường xuyên và các dự án BVMT của các đơn vị thành viên. Nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn và các Công ty thành viên đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tổ chức quan trắc môi trường theo định kỳ. Đồng thời không vận chuyển than trên đường bộ, cải tạo các tuyến vận chuyển than chuyên dùng nhằm tách việc vận chuyển than ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu bụi và tiếng ồn đối với khu dân cư; nạo vét các suối, mương trong ranh giới mỏ như cải tạo hệ thống thoát nước Khe Chàm - Dương Huy, cải tạo cảnh quan môi trường sông Vàng Danh (Uông Bí); cải tạo các bãi thải mỏ bằng biện pháp cắt tầng, hạ độ cao, xây dựng đê chắn dưới chân để ngăn chặn tối đa việc đất, đá thải chảy trôi lấp sông suối hoặc khu vực dân cư lân cận; tiến hành công tác hoàn nguyên môi trường như việc san lấp các địa điểm đã khai thác, trồng cây xanh. Tính đến thời điểm này có 16 dự án cải tạo phục hồi môi trường theo giấy phép khai thác than đã được các đơn vị ký quỹ tại Quỹ môi trường Việt Nam và Quỹ môi trường của tỉnh với tổng số tiền đã ký trên 15 tỷ đồng.

Có thể kể đến Công ty CP Than Đèo Nai là một trong những đơn vị của Tập đoàn thực hiện tốt công tác hoàn nguyên môi trường. Hàng năm Công ty đều tổ chức trồng cây ven đường, xung quanh các công trường, phân xưởng. Ngoài ra đơn vị còn trồng cây phục hồi môi trường tại các bãi thải Nam Đèo Nai, bãi thải Mông Gioăng... Diện tích trồng cây ở riêng khu vực quanh hồ Bara trên 30ha. Hiện nay, đơn vị đã trồng cây phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai với giá trị thực hiện 6,3 tỷ đồng. Đặc biệt, đơn vị đã trồng xong 14ha cây xanh ở các khu vực đã ngừng đổ thải tại bãi thải Mông Gioăng trị giá 357 triệu đồng. Diện tích cây xanh đơn vị đã trồng đến thời điểm này lên đến 166ha. Trong năm nay Công ty đang tiếp tục triển khai trồng 11ha cây các loại trên bãi thải Mông Gioăng và tiếp tục chăm sóc các diện tích cây đã trồng trước đó. Bên cạnh đó, Công ty cũng có nhiều biện pháp nhằm giảm hiện tượng xói mòn sườn bãi thải, đất đá trôi lấp các lòng suối thoát nước và bồi lắng khu vực ven bờ biển như xây dựng, củng cố các hệ thống dốc nước bằng bê tông cốt thép kiên cố trên bãi thải để dẫn nước từ trên cao xuống chân bãi thải nhằm hạn chế hiện tượng xói mòn bãi thải; thực hiện biện pháp đổ thải tầng thấp tạo sự ổn định bờ bãi thải. Cùng với Công ty CP Than Đèo Nai, Công ty CP Than Núi Béo cũng rất chú trọng đến việc cải tạo, phục hồi môi trường. Hiện nay, trong quá trình khai thác và sản xuất than, rất nhiều vùng đất xung yếu trên khai trường của Công ty đang dần dần được phủ bằng màu xanh. Đến nay Công ty đã trồng được gần 20ha cây xanh tại các khu vực xung yếu và xung quanh nơi làm việc của các đơn vị, công trường, phân xưởng. Đặc biệt, Công ty đã trồng được trên 4ha cỏ Vetiver, trồng thử nghiệm cây Cọc Dậu để phủ xanh bãi thải chính Bắc. Hiện tại Công ty đang tiếp tục hợp tác với tổ chức hoạt động môi trường của CHLB Đức nghiên cứu đề tài hoàn nguyên môi trường các bãi thải vùng Quảng Ninh do Chính phủ CHLB Đức tài trợ. Ngoài các dự án trên, Vinacomin cũng đã và đang đầu tư thực hiện các dự án rất lớn như cải tạo bãi thải Ngã Hai - Dương Huy với tổng mức đầu tư 105 tỷ đồng, bãi thải vỉa 7, 8 Hà Tu với tổng mức đầu tư 58 tỷ đồng.

Trồng cây phủ xanh bãi thải chính Bắc, Công ty CP Than Núi Béo. Ảnh: Q.HUY
Trồng cây phủ xanh bãi thải chính Bắc, Công ty CP Than Núi Béo. Ảnh: Q.HUY

Có thể thấy Vinacomin đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Tuy nhiên, việc trồng cây, công tác hoàn nguyên theo phương án còn chậm, nhiều khu vực chưa được thực hiện. Để tiếp tục giải quyết vấn đề môi trường Vùng than, thời gian tới, Vinacomin một mặt tiếp tục tăng cường quản lý và đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường, cải tạo bãi thải, mặt khác tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào lĩnh vực này. Đồng thời thực hiện các hợp tác với tổ chức NEDO (Nhật Bản) trong việc sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện để khử tính a xít của đất trên bãi thải, hợp tác với Tổng Công ty Phục hồi môi trường mỏ (MIRECO) của Hàn Quốc để xử lý phủ thảm thực vật trên các sườn bãi thải mà thành phần chỉ có là đá và đá to, góp phần nhanh chóng cải thiện và phục hồi các vùng sản xuất, kinh doanh đã bị tổn hại.

(Theo Báo Quảng Ninh)