Tin mới
VQC thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
picture VQC thông báo thay đổi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC công bố Báo cáo thường niên...
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ...
VQC công bố Báo cáo tài chính năm...
Thông tin cần biết
Thời tiết Vàng Tỉ giá
Cổng thông tin Quacontrol
Văn phòng điện tử
Thứ 2, Ngày 11 tháng 6 năm 2012   

Để bảo đảm nguồn than cung cấp cho các nhu cầu, đặc biệt là cho các nhà máy điện, bên cạnh việc kiến nghị nhà nước tháo gỡ những vấn đề bức bách, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cũng nỗ lực tìm nguồn vốn đầu tư phát triển để “tự cứu mình”.

Mỗi năm cần khoảng 40.000 tỷ đồng

Quy hoạch của Chính phủ đặt ra cho Vinacomin đến năm 2015 phải sản xuất 55 triệu tấn than, năm 2020 là 60 triệu tấn và sau năm 2020, liên tục duy trì ở bể than Đông Bắc phải có 65 triệu tấn...

Để có 55- 60 triệu tấn than, giai đoạn 2015- 2020, Vinacomin phải đầu tư lượng vốn khoảng 40.000 tỷ đồng/năm. Muốn vay được lượng vốn trên, Vinacomin phải có ít nhất 20% vốn chủ sở hữu (8.000 tỷ đồng). Và để có 8.000 tỷ đồng vốn đối ứng, ít nhất mỗi năm Vinacomin phải có lợi nhuận 15.000 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV) Vinacomin- Trần Xuân Hòa, với cơ chế hiện nay, Vinacomin hoàn toàn không có tiền để đầu tư. Đã có một thời gian dài, phải 6 tấn than mới đổi được 1 tấn xi măng. Hiện tại, với than bán cho điện, riêng năm 2011, Vinacomin phải bù lỗ tới 5.000 tỷ đồng. Năm nay, với 13,5 triệu tấn than cung cấp cho điện (giá bình quân 660.000 đồng/tấn, bằng hơn 50% giá thành), chỉ riêng than bán cho điện, Vinacomin phải bù lỗ 8,5 ngàn tỷ đồng. Năm 2013, thêm một số nhà máy nhiệt điện đưa vào vận hành, than cho điện tăng lên 18 triệu tấn, số tiền phải bù còn lớn hơn!

“Nếu như chúng ta chỉ bù giá ở mức 5- 10% mãi như thế này, sẽ  không đủ bù đắp cho lạm phát giá cả và chi phí đầu vào tăng lên, chưa kể tỷ lệ hầm lò ngày một lớn. Trước đây tỷ lệ than lộ thiên chiếm 70%, hầm lò 30%, thời điểm này là 50/50 và đến năm 2015, than hầm lò sẽ lên 60% và năm 2020  than hầm lò chiếm trên 70%” - ông Trần Xuân Hòa bức xúc.

Thực tế, việc khai thác than hầm lò của Vinacomin hiện nay đã xuống âm 300m so mặt nước biển. Các giếng hầm lò Núi Béo, Hà Lầm đang đào dưới âm 300m và chiều cao của giếng khoảng 400 m, nhưng ở Khe Chàm 24 tới đây, giếng sẽ có chiều sâu trên 580m. Nếu ở Khánh Hòa (Thái Nguyên) quyết định làm hầm lò thì còn sâu hơn nữa. Mỏ hầm lò càng xuống sâu, đầu tư càng lớn, giá thành than ngày càng cao.

Hiện tại, năng lượng ở nước ta chủ yếu từ 3 nguồn chính: thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân. Điện hạt nhân có phát triển được đúng quy hoạch hay không còn là câu hỏi lớn. Thủy điện nguồn cũng đã cạn, cộng thêm các vấn đề an toàn, đất rừng đang đặt ra cấp bách…. Trong số 22.000 MW điện của đất nước, điện than hiện chiếm 21- 22%, nhưng theo Quy hoạch phát triển điện VII, tới đây, tỷ trọng các nhà máy điện chạy than sẽ chiếm trên 50% tổng công suất. Như vậy, vốn đầu tư cho sản xuất than đòi hỏi ngày càng lớn.

Đã vậy, than cho điện hiện đang phải bù lỗ, lợi nhuận chỉ còn trông vào xuất khẩu (XK), nhưng XK lại càng ngày càng giảm. Năm 2011, XK 20 triệu tấn, năm 2012, dự kiến 14, 5 triệu tấn, năm sau theo quy hoạch XK 10 triệu tấn và sau năm 2014 XK chỉ còn 3- 4 triệu tấn than loại trong nước không sử dụng.

Giải pháp tăng giá lúc này là chưa hợp lý, dư luận sẽ không đồng tình và nền kinh tế chưa cho phép.  Trong khi, đầu tư xây dựng được một mỏ than hầm lò đưa vào khai thác, không thể dưới 7 năm. Nếu không lo được vốn, tới đây than cho nhu cầu sản xuất điện và nhu cầu khác của đất nước sẽ như thế nào? “Nếu không dám nhìn thẳng, đánh giá đúng và  giải quyết dứt điểm, vấn đề an ninh năng lượng sẽ thực sự “có vấn đề””- ông Trần Xuân Hòa nhấn mạnh.

Tự cứu mình

Thực hiện quy hoạch từ nay đến 2020, Vinacomin xác định, việc vay được 40.000 tỷ đồng/năm là hoàn toàn không thể. Chính vì vậy, để “tự cứu mình”, một trong những giải pháp mà Vinacomin đang lựa chọn là huy động vốn từ xã hội hóa.

“Trong tổng số 40.000 tỷ đồng vốn đầu tư hàng năm, chúng tôi xác định cố gắng làm sao thu hút xã hội hóa khoảng 15.000 tỷ đồng, còn lại 25.000 tỷ đồng chắc chắn phải báo cáo với Chính phủ, Quốc hội, tạo điều kiện cho Vinacomin có vốn đối ứng, hoặc những khoản vay ưu đãi để đầu tư”- ông Hòa cho biết.

Nghị quyết Trung ương 3 về tái cấu trúc, trong đó có tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, theo ông Hòa là “đúng và trúng”. Quan điểm của Vinacomin nhất định phải thực hiện tái cấu trúc theo Nghị quyết Trung ương 3, nhưng phải tính toán kỹ và thận trọng.

Trên thực tế, Vinacomin đã thực hiện khoán xe cho lãnh đạo tập đoàn và lãnh đạo các đơn vị từ 4 năm nay. Sau khi có Nghị quyết Trung ương 3, Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam cũng đã ra nghị quyết, khẳng định tập đoàn không đầu tư mua xe trọng tải lớn để chở đất đá, thay đổi việc vận chuyển đất đá từ ô tô sang hình thức băng tải và Vinacomin sẽ xã hội hóa toàn bộ các tuyến băng tải này. Tập đoàn chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, sau đó mời các DN tư nhân vào đấu thầu để xây lắp, vận hành các tuyến băng tải. 

Theo đó, năm 2011, tuyến băng tải đầu tiên dài 4 km (từ nhà máy tuyển Mạo Khê ra nhà máy điện Mạo Khê) công suất 440MW, giá khoán là 20.700 đồng/tấn vận chuyển, nhưng một công ty cơ khí tư nhân ở Quảng Ninh thắng thầu với giá 16.200 đồng. Như vậy, Vinacomin đã tiết kiệm được 20%, không phải tuyển dụng, đào tạo lao động, nhà máy lại được công ty thắng thầu đảm bảo vận hành trong thời gian 25 năm, thời gian xây dựng chỉ trong 8 tháng. Trong khi đó, tuyến băng tải từ nhà sàng Mạo Khê ra cảng Bến Cân do doanh nghiệp nhà nước làm, khởi công xây dựng đã 4 năm, nhưng vẫn chưa đưa vào vận hành!

                             Tuyến băng tải ống vận chuyển than của Công ty Than Mạo Khê

Ông Trần Xuân Hòa thông tin thêm, tuyến băng tải lần này đấu thầu chỉ mấy trăm tỷ đồng, nhưng tới đây, tập đoàn sẽ đấu thầu cho DN tư nhân vào tham gia đầu tư 2 tuyến băng tải dài 5km chở đất đá ở mỏ Đèo Nai và mỏ Cao Sơn (khoảng 50 triệu tấn/năm). Mỗi tuyến băng tải này đầu tư trên, dưới 2.000 tỷ đồng. Hiện mỗi dự án đã thu hút trên, dưới 10 công ty tư nhân đến đăng ký tham gia đấu thầu.

Đảng ủy, HĐTV Vinacomin đã có nghị quyết quán triệt Nghị quyết Trung ương 3, chỉ đạo của Chính phủ, nhưng khi thực hiện chưa thông suốt, vì còn trở ngại lợi ích nhóm. Từ thực tế này, ông Hòa đề nghị Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ cần hỗ trợ bằng những những chỉ thị, quyết định, hướng dẫn rất cụ thể cho vấn đề xã hội hóa sao cho “thông suốt”.

Đề cập thêm về những khó khăn đặt ra trong việc xã hội hóa đầu tư, ông Hòa nhắc đến vấn đề đào lò. Tập đoàn đã mời Cavico và Tổng công ty Sông Đà. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, Tổng công ty Sông Đà xin rút, vì đào lò than không như làm công trình thủy điện, rất vất vả, lò vừa bé, vừa khó đào. Hiện chỉ còn Cavico, nhưng cũng chưa đăng ký nhận thầu. Như vậy, việc kêu gọi xã hội hóa đào hầm lò không đơn giản. Tuy nhiên, ông Hòa tin tưởng: Việc đào và vận chuyển đất đá từ các mỏ lộ thiên, chắc chắn Vinacomin sẽ xã hội hóa đầu tư.

Về kêu gọi đầu tư vào phương tiện vận tải, Chủ tịch HĐTV - Trần Xuân Hòa - cho hay, năm ngoái đấu thầu lần đầu tiên, nhưng đã có DN tư nhân đầu tư 50 xe từ 70- 72 tấn chở đất đá và sẵn sàng đầu tư hàng trăm xe lớn các loại, nếu Vinacomin ký hợp đồng lâu dài. Rõ ràng tiềm năng trong dân còn rất lớn…

Nguồn: thv.vn