Tin mới
VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC công bố Báo cáo thường niên 2023
picture Công ty Cổ phần Giám định-Vinacomin (Mã chứng khoán: VQC) trân trọng gửi tới quý cổ đông công ty Báo cáo thường niên...
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và công bố tài liệu Đại...
picture Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và công bố tài liệu Đại hội
VQC công bố Báo cáo tài chính năm...
VQC Thông báo ngày đăng ký cuối...
Quacontrol chúc mừng năm mới Giáp...
Thông tin cần biết
Thời tiết Vàng Tỉ giá
Cổng thông tin Quacontrol
Văn phòng điện tử
Thứ 7, Ngày 31 tháng 12 năm 2011   

Cập nhật lúc 12:16, Thứ Bảy, 31/12/2011 (GMT+7)

Kết thúc năm 2011, tuy còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của mình nên kết thúc năm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh than, khoáng sản, cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp... của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đều có mức tăng trưởng hợp lý so với cùng kỳ năm 2010. Tập đoàn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước (nộp ngân sách 13.700 tỷ đồng), bảo toàn và phát triển vốn, cơ bản đảm bảo việc làm ổn định cho 138.000 CBCN với thu nhập bình quân 7,8 triệu đồng/người/tháng (tăng 7% so với năm 2010).

Bóc xúc đất đá tại khai trường Công ty CP Than Cao Sơn.
Bóc xúc đất đá tại khai trường Công ty CP Than Cao Sơn.

Trong năm, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Vốn cho sản xuất ngày càng khó khăn, lãi suất vay cao, giá cả đầu vào biến động làm tăng chi phí sản xuất khá lớn. Cùng với đó là mưa lớn kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc bốc xúc đất đá, ra than của các đơn vị khai thác lộ thiên, sàng tuyển của các nhà máy tuyển và các dây chuyền sàng tại các đơn vị. Một số dự án khai thác chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định cấp phép dẫn tới phải tạm dừng khai thác; một số dự án thăm dò cũng chưa được cấp phép dẫn tới tiến độ lập các dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất cũng như xây dựng mỏ mới bị chậm tiến độ.

Trước tình hình trên, lãnh đạo Vinacomin đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp trọng tâm nhằm tháo gỡ các khó khăn cho các đơn vị sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Hằng tháng, Tổng Giám đốc trực tiếp họp kiểm điểm trong bộ máy điều hành, giao ban trực tuyến ở 4 đầu cầu Hà Nội, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông để đôn đốc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất kinh doanh và giải quyết các vướng mắc phát sinh, thống nhất đề xuất với HĐTV các giải pháp mới. Yêu cầu các đơn vị thành viên tăng cường công tác kiểm tra quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, ngăn chặn khai thác than trái phép; tăng cường công tác quản lý than đầu nguồn, than tiêu thụ, chống gian lận thương mại, quản lý chặt chẽ chỉ tiêu công nghệ và định mức kỹ thuật gồm: Sản lượng; hệ số đất; mét lò; cung độ vận chuyển; tỷ lệ nổ mìn; tỷ lệ lò chống sắt, lò đá; chất lượng than; tổn thất than; thu hồi than cho từng khoáng sàng. Cùng với đó Tập đoàn đã đánh giá lại hiệu quả của việc đầu tư cơ giới hoá đào lò, khai thác than của các mỏ hầm lò để có hướng đẩy mạnh đầu tư cơ giới hoá khấu than ở các lò chợ. Áp dụng các sơ đồ công nghệ khai thác mới trong các điều kiện địa chất phức tạp (vỉa dày, dốc, vỉa mỏng, dưới các trụ bảo vệ...) nhằm tăng năng suất, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao mức độ an toàn, tiết kiệm tài nguyên trong khai thác. Hiện Vinacomin có gần 90 lò chợ chống giữ bằng giá khung thuỷ lực di động; 2 lò chợ sử dụng giá thuỷ lực liên kết xích; 30 hệ thống giám sát khí mê-tan tự động tập trung; trên 70 trạm quạt gió chính (đều có hệ thống đảo chiều gió) phục vụ đảm bảo yêu cầu thông gió, đo khí cho các mỏ, các khu vực khai thác than hầm lò. Tập đoàn đã ban hành các quy chế quản lý công tác AT-BHLĐ; quy định về xử lý người đứng đầu doanh nghiệp khi đơn vị để xảy ra TNLĐ chết nhiều người; phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác quản lý AT-BHLĐ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền bề nổi ở những nơi tập trung đông công nhân; công tác thanh tra, kiểm tra được giám sát liên tục 3 ca sản xuất.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, HĐTV Tập đoàn đã nhất trí thoái hết vốn tại Công ty CP Bảo hiểm hàng không (góp 10%), Quỹ đầu tư Việt Nam - VFM (góp 5%), Công ty CP Phát triển khu kinh tế Hải Hà (góp 10%), Công ty CP Phát triển đường cao tốc BIDV (góp 7%), Công ty CP Cảng Hà Tĩnh (góp 36%), Công ty CP Wonlfram Đăk Nông (góp 29%), Công ty CP Cảng hàng không quốc tế Long Thành (góp 8%)… Đồng thời tiến hành cơ cấu lại vốn tại một số công ty, nhiều công ty cổ phần đã tăng vốn điều lệ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được cấp bổ sung vốn qua đó đã đáp ứng được yêu cầu vốn cho huy động sản xuất.

Kết thúc năm 2011, Vinacomin đã sản xuất được 43,5 triệu tấn than sạch, tiêu thụ 44,5 triệu tấn (trong nước là 27,7 triệu tấn); sản xuất 6.700 triệu KWh điện, 56.000 tấn vật liệu nổ công nghiệp; lắp ráp 125 xe ô tô tải trọng từ 15-35 tấn.

Năm 2012, Vinacomin sẽ đẩy mạnh đầu tư tăng công suất các mỏ, đầu tư đổi mới công nghệ khai thác than và thi công các công trình hạ tầng các mỏ hầm lò lớn như: Mạo Khê, Nam Mẫu, Núi Béo, Hà Lầm, Thống Nhất, Khe Chàm II, Khe Chàm IV, Mông Dương để bù sản lượng cho các mỏ lộ thiên đang thu hẹp dần; hiện đại hoá các cảng Điền Công (Uông Bí), Làng Khánh (Hạ Long), Km6, Hoá Chất, Khe Dây và cảng Cẩm Phả. Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ khai thác, tăng cường đầu tư thiết bị an toàn mỏ hầm lò. Song song với những việc trên, công tác bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống người lao động sẽ được Vinacomin chú trọng và triển khai bằng những biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất. Phấn đấu đến hết năm sẽ khai thác 48,9 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ 45,5 triệu tấn (xuất khẩu 13,5 triệu tấn, giảm 3,3 triệu tấn so với 2011); sản xuất 7.100 triệu KWh điện, 57.000 tấn vật liệu nổ công nghiệp; tiêu thụ trên 200 xe ô tô; doanh thu phấn đấu đạt 96.300 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ than là 67.233 tỷ đồng.

Bao QN