Tin mới
VQC thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
picture VQC thông báo thay đổi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC công bố Báo cáo thường niên...
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ...
VQC công bố Báo cáo tài chính năm...
Thông tin cần biết
Thời tiết Vàng Tỉ giá
Cổng thông tin Quacontrol
Văn phòng điện tử
Chủ nhật, Ngày 13 tháng 11 năm 2011   

Ngành Than Việt Nam đã có trên 170 năm lịch sử khai thác với 75 năm truyền thống vẻ vang. Từ cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả đêm 12 rạng sáng ngày 13-11-1936, kéo dài hơn 20 ngày đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp và buộc chủ mỏ phải chấp nhận những yêu sách như tăng lương - giảm giờ làm - không đánh đập người lao động... đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

Mặt bằng sản xuất của Công ty Tuyển than Cửa Ông.
Mặt bằng sản xuất của Công ty Tuyển than Cửa Ông.

Những ngày tháng 11 này, ngành Than - Khoáng sản Việt Nam đang có nhiều hoạt động nô nức kỷ niệm Ngày truyền thống công nhân Vùng mỏ - truyền thống ngành Than. 75 năm đã đi qua để lại nhiều dấu ấn thăng trầm trong lịch sử phát triển của ngành, đặc biệt là thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới của đất nước và những năm đầu của thập kỷ 90 ngành Than phải đối mặt với những khó khăn, thử thách gay gắt. Nạn khai thác than trái phép tràn lan đã làm cho tài nguyên và môi trường Vùng mỏ bị huỷ hoại, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam (1994) nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Ngay sau khi thành lập, ngành đã xây dựng đề án “đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” và lựa chọn chiến lược “kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than”. Với phương châm “phát triển cùng bạn hàng”, ngành Than đã chọn thị trường là khâu đột phá trong đó đẩy mạnh công tác tiếp thị, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, thống nhất quản lý thị trường than trong nước và áp dụng các giải pháp tổng hợp kinh tế - hành chính nhằm đẩy lùi và xoá bỏ nạn khai thác, kinh doanh than trái phép. Bằng cách làm đó, ngành Than đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm mà Nhà nước giao cho, đặc biệt đã hai lần (năm 1997 và năm 2003) đạt chỉ tiêu than thương phẩm trước 2 năm mà Báo cáo phát triển kinh tế 5 năm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và IX đề ra cho ngành Than.

Mặc dù còn một số bất cập nhưng  ngành Than luôn có những bứt phá ngoạn mục trong sản xuất kinh doanh, sản lượng than thương phẩm tăng trưởng bình quân 12%/năm.

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh sau 17 năm thành lập mô hình quản lý mới, ngành Than Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng, ổn định và phát triển. Cơ sở kỹ thuật, công nghệ, năng lực sản xuất các mỏ, các đơn vị thành viên được nâng cấp và phát triển; hệ thống đường, bến cảng, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn công trường, nơi nghỉ của người lao động được nâng cấp; điều kiện làm việc trên mỏ lộ thiên cũng như trong mỏ hầm lò được cải thiện đáng kể; thu nhập và đời sống người lao động được nâng cao rõ rệt... Nhận thức của người lao động về cơ chế thị trường, về bảo vệ môi trường và pháp luật đã được nâng cao; sản xuất kinh doanh ở mỗi đơn vị thành viên đều phát triển; người lao động ngày càng quan tâm hơn, tham gia nhiều hơn vào công tác quản lý doanh nghiệp và hoạt động xã hội. Các chỉ tiêu sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với dự kiến kế hoạch. Mặc dù còn một số bất cập nhưng ngành Than luôn có những bứt phá ngoạn mục trong sản xuất kinh doanh, sản lượng than thương phẩm tăng trưởng bình quân 12%/năm. Nếu như năm 1995 khai thác được 7,6 triệu tấn than nguyên khai, năm 2000 khai thác 11,5 triệu tấn thì đến năm 2011 dự kiến con số này là 49 triệu tấn. Tổng doanh thu từ 3.000 tỷ đồng năm 1995 đã tăng lên 90.000 tỷ đồng năm 2011. Tập đoàn được Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam bình chọn xếp thứ 5/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Vinacomin cũng đứng thứ 7/1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.

Khai thác than tại moong của Xí nghiệp Than 917 (Công ty Than Hòn Gai - Vinacomin).
Khai thác than tại moong của Xí nghiệp Than 917 (Công ty Than Hòn Gai - Vinacomin).

Với chiến lược kinh doanh “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh” và phương châm hành động “thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hài hoà với địa phương và cộng đồng; hài hoà với đối tác và bạn hàng; hài hoà giữa các công ty thành viên và người lao động”. Vinacomin phấn đấu là nhà sản xuất và cung cấp than chính của nền kinh tế (thực hiện nhiệm vụ đầu tư sản xuất than ở trong, nước ngoài và đầu mối nhập khẩu than); sản xuất và cung ứng điện (đạt khoảng 20% tổng công suất nguồn điện quốc gia sau năm 2025); các sản phẩm được khai thác và chế biến từ quặng bôxit và quặng titan (alumin, hydrat nhôm, nhôm thỏi pigment, titan xốp, titan kim loại...); vật liệu nổ công nghiệp. Các sản phẩm thép, kim loại màu, hoá chất, nhiên liệu lỏng, vật liệu xây dựng, đất hiếm; chế tạo máy (máy mỏ, xe tải nặng, xe chuyên dụng, phương tiện vận tải thuỷ) và nhà tổng thầu EPC; cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp dịch vụ y tế chữa bệnh nghề nghiệp bụi phổi, cung cấp các dịch vụ thương mại, tài chính, du lịch, địa chất, khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, xuất khẩu lao động, vận tải, hàng hải...

Để đảm nhiệm được những trọng trách mà đất nước giao cho, giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế và tiến tới trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh của khu vực. Vinacomin cần tiếp tục nâng cao năng lực quản trị và đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh và đầu tư xứng đáng cho công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động đi đôi với tiết kiệm chi phí và sản xuất an toàn, giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao giá trị và đa dạng hoá lĩnh vực sử dụng thông qua chế biến sâu tài nguyên, giữ gìn môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững.  Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sắp xếp lại sản xuất theo hướng tạo môi trường, điều kiện cho các đơn vị thành viên phát huy tối đa tính chủ động, năng động, sáng tạo; đồng thời tạo được mối liên hệ chặt chẽ, gắn kết hữu cơ giữa các thành viên, vì mục tiêu phát triển chung của cả Tập đoàn.


Trần Quang (Bao QN)