Tin mới
VQC thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
picture VQC thông báo thay đổi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC công bố Báo cáo thường niên...
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ...
VQC công bố Báo cáo tài chính năm...
Thông tin cần biết
Thời tiết Vàng Tỉ giá
Cổng thông tin Quacontrol
Văn phòng điện tử
Thứ 7, Ngày 12 tháng 11 năm 2011   

Cập nhật lúc 05:48, Thứ Bảy, 12/11/2011 (GMT+7)

Với mục tiêu nâng cao mức độ cơ giới hoá, hiện đại hoá khai thác và định hướng ứng dụng cho các mỏ than, trong thời gian qua Vinacomin đã đề ra nhiều chủ trương và định hướng triển khai các nhiệm vụ khoa học trọng điểm theo các công đoạn chính của quá trình sản xuất.

Khai thác than bằng công nghệ ngang nghiêng ở Công ty Than Mạo Khê. Ảnh: Mạnh Hùng
Khai thác than bằng công nghệ ngang nghiêng ở Công ty Than Mạo Khê. Ảnh: Mạnh Hùng

Trò chuyện với một đồng chí lãnh đạo Vinacomin được biết, để lập kế hoạch triển khai áp dụng các sơ đồ công nghệ cơ giới hoá trong khai thác, Tập đoàn đã chỉ đạo nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất kỹ thuật các vỉa than có khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác tại một số Công ty khai thác than hầm lò lớn. Từ kết quả của chương trình nghiên cứu áp dụng thử nghiệm vì chống thuỷ lực (cột thuỷ lực đơn, giá thuỷ lực di động và giá khung di động), một số sơ đồ công nghệ cơ giới hoá khai thác đã được nghiên cứu triển khai áp dụng tại các điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ khác nhau. Năm 2005 lò chợ cơ giới hoá đồng bộ sử dụng máy khấu combai được đưa vào hoạt động tại Khe Chàm với công suất khai thác 400.000 tấn/năm. Năm 2006, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã phối hợp với Công ty Than Vàng Danh nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư áp dụng công nghệ cơ giới hoá khai thác lò chợ hạ trần than nóc tại vỉa 8 khu Giếng Vàng Danh. Đồng bộ thiết bị cơ giới hoá khai thác bao gồm máy combai khấu than, dàn chống tự hành VINAALTA, máng cào và đồng bộ thiết bị phụ trợ. Trên cơ sở kết quả áp dụng tại Công ty Than Vàng Danh, công nghệ cơ giới hoá khai thác trên đã được mở rộng áp dụng tại Công ty Than Nam Mẫu với sản lượng khai thác 22.500 tấn/tháng, năng suất lao động từ 9 đến 14,9 tấn/công-ca, trung bình 11,6 tấn/công-ca. Việc cơ giới hoá khai thác vỉa dốc, mỏng cũng đã được triển khai áp dụng ở Công ty Than Mạo Khê và Hồng Thái, hệ thống khai thác cột dài theo độ dốc, chống giữ bằng tổ hợp dàn chống 2ANSHA cho phép nâng công suất khai thác đạt 120.000-150.000 tấn/năm. Ngoài ra, công nghệ khai thác bằng các lỗ khoan đường kính lớn (máy khoan BGA-2M) cũng đã được triển khai áp dụng tại Công ty Than Hồng Thái, Đồng Vông... để khai thác các vỉa mỏng, dốc có chiều dài theo phương không ổn định. Trong công tác đào chống lò, nhiều giải pháp công nghệ được triển khai áp dụng vào sản xuất như công nghệ chống lò bằng vì neo, neo chất dẻo cốt thép, bêtông phun, bêtông cốt liệu nhẹ... Hiện nay, nhiều đơn vị đã áp dụng công nghệ cơ giới hoá đào lò trong than bằng máy combai AM-45 và AM-50Z để nâng cao tốc độ đào lò, phục vụ mở rộng diện sản xuất.

Các dây chuyền cơ giới hoá đào lò đã đi vào sản xuất ổn định, cải thiện điều kiện lao động, giảm rủi ro, giảm chấn động do không phải sử dụng thuốc nổ, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng, từng bước thay thế các hình thức vận tải có hiệu suất thấp, thường xuyên gây ách tắc như goòng tàu kéo ở lò bằng, tời trục ở giếng nghiêng, một số loại hình vận tải than liên tục như băng tải cố định, băng tải treo, băng tải co dãn cũng đã được nghiên cứu triển khai áp dụng tại một số mỏ. Công ty Than Hà Lầm và Nam Mẫu đã đầu tư hệ thống cơ giới hoá vận chuyển người, vật tư, thiết bị trong hầm lò bằng mônôray kết hợp đầu tàu điêzen. Hệ thống cơ giới hoá vận chuyển mới này có một loạt ưu điểm như thể tích nhỏ, có thể lắp đặt có tiết diện nhỏ, có thể lắp đặt trong các đường lò vận tải bằng băng tải, cơ động linh hoạt, tính thích ứng cao, chịu được nước mỏ và va đập, không chịu ảnh hưởng của nền lò, đi qua các điểm uốn dễ dàng. Nhằm nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất, sử dụng thiết bị cơ giới, nâng cao hiệu quả công tác cứu nạn, thủ tiêu sự cố trong các tình huống khẩn cấp, một số đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn đã nghiên cứu triển khai áp dụng hệ thống kiểm soát và định vị nhân sự và thiết bị hoạt động trong mỏ hầm lò, xác định vị trí làm việc của từng người đã vào và ra khỏi khu vực kiểm soát trong mọi thời điểm. Ngoài ra, hệ thống có thể mở rộng thêm các chức năng thông tin liên lạc không dây dọc tuyến cáp và truyền các tín hiệu hình ảnh từ các camera đặt trong lò lên mặt đất.

Các mỏ lộ thiên đã sử dụng thiết bị cơ giới có công suất lớn như ôtô 96 tấn, máy khoan đường kính lớn, máy khoan thuỷ lực, máy xúc điện 10m3, máy xúc thuỷ lực gầu ngược, hệ thống vận tải liên hợp ô tô - băng tải, ô tô khung mềm. Nhiều giải pháp kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại hoá cũng đang được triển khai áp dụng như phá vỡ đất đá bằng phương pháp không cần khoan nổ mìn, áp dụng phương pháp cày xới cho một số khu vực của mỏ Núi Béo... Các nhà máy tuyển được cải tạo nâng công suất, thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật do vậy luôn đạt năng suất cao, tăng tỷ lệ thu hồi than. Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm sử dụng các phương pháp tuyển than trên thế giới tại các nước phát triển và nhu cầu sử dụng than giai đoạn đến năm 2020, Vinacomin đã định hướng xây dựng mới một số nhà máy như Khe Thần, Lép Mỹ và Khe Chàm, mở rộng Nhà máy tuyển Vàng Danh. Ngoài ra, một số các Công ty khai thác than như Uông Bí, Mạo Khê, Cọc Sáu, Đèo Nai, Núi Béo, Quang Hanh, Hà Lầm đã đầu tư các hệ thống tuyển nhỏ để tuyển nâng cao chất lượng và tận thu than trong bã sàng. Công ty Than Vàng Danh đã triển khai áp dụng công nghệ lọc ép khung bản để xử lý bùn nước nhà máy tuyển nhằm thu hồi nâng cao chất lượng than bùn giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc đưa hệ thống lọc ép đã giải quyết được vấn đề tồn đọng than bùn và ô nhiễm môi trường do các hồ bùn gây ra, làm tăng doanh thu và tạo việc làm cho người lao động. 

Để đảm bảo từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Than - Khoáng sản theo chiến lược phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2025, cần tiếp tục có những bước đột phá mới trong việc nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, áp dụng vào thực tiễn sản xuất.


,
Quang Huy ( Bao QN)